Bài đăng

DẤU ẤN THỪA SAI PARIS Ở HỌ ĐẠO CHỢ QUÁN (Kỳ 1)

Hình ảnh
DẤU ẤN THỪA SAI PARIS Ở HỌ ĐẠO CHỢ QUÁN Hoàn tất 20/4/2020 Giáo hội Việt Nam vừa khai mạc Năm Thánh kỉ niệm 30 năm Tuyên Thánh Tử đạo Việt Nam (1988 – 2018), đây là một cơ hội rất tốt để mỗi người Công giáo Việt Nam nhìn lại quá khứ nhằm cảm tạ Thiên Chúa và tri ân tiền nhân. Họ đạo Chợ Quán cũng nằm trong mạch phát triển của Giáo hội Việt Nam, lại là họ đạo đầu tiên nơi đất Saigon này, vinh dự có những người con dám đổ máu đào làm chứng cho Chúa: Thánh Phaolô Trần Văn Hạnh, Đấng Đáng kính Antôn Thiện, ông biện Phượng, Du… Thời điểm các vị tử đạo cũng là thời gian các vị thừa sai Paris can đảm rời bỏ quê hương đến với Họ đạo. Chúng ta bắt đầu với vị linh mục thừa sai Paris đầu tiên… 1. Cha Jean Barou (Ba) Cậu Jean-Joseph Barou sinh tại Chalmazel (Loire, Pháp) ngày 24/03/1835. Cậu được cha mẹ cho theo học Tiểu chủng viện Verrières, rồi chuyển sang chủng viện Triết học ở Alix, đại chủng viện giáo phận Lyon và cuối cùng chủng viện Hội Thừa sai Paris. Chịu chức cắt tóc năm 1856, hai năm sa

BỘ CÂU HỎI TÌM HIỂU LỊCH SỬ HỌ ĐẠO CHỢ QUÁN

Hình ảnh
  1. Họ đạo Chợ Quán được thành lập vào năm nào? 1723 2. Vị linh mục nào được xem là Cha sở đầu tiên của Họ đạo Chợ Quán? Cha José García (Hô-sê Ga-xi-a), là người Tây Ban Nha, thuộc dòng Phanxicô 3. Thời kỳ bắt đạo ở Họ đạo Chợ Quán diễn ra vào thời gian nào? Có ba lần bắt đạo: + Lần 1 (1723 – 1725): dưới thời Chúa Nguyễn (Chúa Nguyễn Phúc Chu) + Lần 2 (1750 – 1775): dưới thời Chúa Nguyễn (Chúa Nguyễn Phúc Khoát) + Lần 3 (1827 – 1862): dưới thời Vua Nguyễn (là ba vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức), đây được xem là lần khốc liệt nhất   4. Họ đạo Chợ Quán phải trải qua những khó khăn gì trong thời kỳ bắt đạo? - Nhà thờ bị tàn phá - Người có đạo phải tản mác khắp nơi - Người có đạo bị bắt và bị xử tử   5. Đâu là những vị tử đạo xuất thân từ Họ đạo Chợ Quán? Nổi tiếng nhất là Thánh Phaolô Trần Văn Hạnh. Ngoài ra còn có Đấng Đáng Kính Antôn Hồ Chí Thiện, cùng hai ông Biện Phượng và Biện Du. Chưa kể vô số vị tử đạo chưa được ghi nhận.   5. Trong thời kỳ bắt đạ